Notice: Trying to get property 'display_name' of non-object in /data/webhome/beta.ole.vn/public/wp-content/plugins/wordpress-seo/frontend/schema/class-schema-person.php on line 151

Notice: Trying to get property 'user_email' of non-object in /data/webhome/beta.ole.vn/public/wp-content/plugins/wordpress-seo/frontend/schema/class-schema-person.php on line 226

Notice: Trying to get property 'display_name' of non-object in /data/webhome/beta.ole.vn/public/wp-content/plugins/wordpress-seo/frontend/schema/class-schema-person.php on line 232

Không phải Việt Nam, Malaysia mới là nền bóng đá trẻ số một khu vực

Thứ Bảy, 17/08/2019


Những bước tiến của đội tuyển Việt Nam và U23 trong hơn một năm qua không đồng nghĩa với việc chúng ta là “độc cô cầu bại” ở lứa cầu thủ trẻ.

Với sự đầu tư bài bản, có trọng điểm và quyết liệt, Malaysia mới là số một Đông Nam Á về công tác đào tạo trẻ lúc này, chứ không phải Việt Nam.

Đội U18 Việt Nam đã thắng may mắn Malaysia trong trận ra quân của vòng chung kết (VCK) U18 Đông Nam Á, nhưng phần còn lại của giải đấu đã chứng minh Malaysia có thể tiến xa hơn chúng ta ở cấp độ đào tạo trẻ.

U18 Malaysia giành quyền đi tiếp vào vòng knock-out ở giải U18 Đông Nam Á. Ảnh: Quang Thịnh.

Không chỉ là lứa U18

Đội tuyển nào đang là ĐKVĐ của giải U18 Đông Nam Á? Đáp án là Malaysia. Lứa U15 cũng có câu trả lời tương tự. Trong bối cảnh Thái Lan và Việt Nam, 2 ông lớn khu vực rủ nhau dừng bước từ vòng đấu bảng của giải U18 lần này, viễn cảnh Malaysia một lần nữa vươn tới ngôi cao nhất không phải điều quá khó tưởng tượng.

Ở trận đấu với Australia, Malaysia đã đè bẹp đối thủ cứng cựa nhất 3-0 với cả 3 bàn được ghi trong hiệp một.

Nếu nâng góc nhìn lên cấp độ U23 và đội tuyển quốc gia (ĐTQG), Malaysia cũng cho thấy không phải dạng tầm thường. Họ đã lọt vào trận chung kết AFF Cup 2018 và chỉ chịu thua thầy trò Park Hang-seo bằng khoảnh khắc xuất thần của Quang Hải và Anh Đức tại Mỹ Đình.

Tại Sea Games 2017, Malaysia đã về nhì sau khi thua Thái Lan 0-1 trong trận chung kết với bàn duy nhất là pha phản lưới.

U23 Malaysia từng thắng Saudi Arabia tại VCK U23 châu Á hồi đầu năm 2018. Ảnh: Getty.

Tại VCK U23 châu Á ở Thường Châu diễn ra đầu năm 2018, Malaysia đã vượt Jordan và Saudi Arabia để đứng nhì vòng bảng và chỉ chịu thua 1-2 trước U23 Hàn Quốc ở tứ kết. Trong đó, bàn ấn định tỷ số của Hàn Quốc chỉ đến 5 phút trước khi hết giờ.

Tại Asiad 2018, Malaysia tiếp tục tạo ra ấn tượng. Họ đánh bại Hàn Quốc của Son Heung-min, Lee Seung-woo, Hwan Ui-jo để tiến vào vòng knock-out với ngôi đầu bảng. Trong trận tứ kết, bất chấp việc phải đối đầu với Nhật Bản, Olympic Malaysia đã cầm chân đại diện xứ sở mặt trời mọc đến đúng phút cuối và chỉ chịu thua với bàn thắng từ chấm phạt đền.

Loạt thành tích trong gần 2 năm qua cho thấy bóng đá Malaysia không hề tụt lùi. Ngược lại, người Malaysia đang tiến lên. Tốc độ có thể không thần tốc như bóng đá Việt Nam dưới thời thầy Park, song nếu coi thường Malaysia, chúng ta có thể trả giá bất kỳ lúc nào.

Bí quyết của Malaysia

Đằng sau thành công của Malaysia là sự dốc sức của cả nền bóng đá. Trang Siam Sport của Thái Lan từng có bài báo nói đến công tác đào tạo trẻ của người Malaysia với cái nhìn kiêng nể.

Học viện Mokhtar Dahari của Malaysia. Ảnh: Siam Sport.

Nền kinh tế đứng thứ 40 thế giới đã tạo dựng nên cơ sở vật chất tuyệt vời cho công tác đào tạo trẻ. Chính phủ Malaysia từng chi 30 triệu USD để mở học viện Mokhtar Dahari đặt tại Pahang. Điểm nhấn của học viện này là 10 sân bóng được xây dựng liền kề, giúp cầu thủ trẻ có nhiều không gian nhất để luyện tập, cùng đó là các trang thiết bị luyện tập hiện đại.

Người điều hành học viện, HLV Lim Teong Kim, có đủ uy tín lẫn chuyên môn để giúp Malaysia vươn lên. Vị HLV sinh năm 1963 tài năng cỡ nào?

Khi còn là cầu thủ, ông Lim từng thi đấu tại Bundesliga cho Hertha Berlin, thậm chí có 8 bàn cho đội bóng Đức ngày đó. Khi tham gia vào công tác huấn luyện, ông Lim có 12 năm làm việc cho đội U19 Bayern Munich và từng trực tiếp làm việc cũng như đưa Philipp Lahm, Bastian Schweinsteiger, Toni Kroos hay Thomas Mueller lên đỉnh cao.

Ông Lim Teong Kim từng là bộ não của học viện Mokhtar Dahari. Ảnh: Fox Sport.

Tháng 5/2018, đội U14 của học viện này giành chức vô địch giải Whitsun MDA cho lứa tuổi U14 tại Dortmund (Đức). Trong trận chung kết, đội U14 Mokhtar Dahari đã đè bẹp FC Midtjylland của Đan Mạch với tỷ số 4-0.

Dẫu vậy, chỉ vài tháng sau đó, khi đội U16 Malaysia không thể giành quyền tham dự VCK World Cup U17 thế giới tại Peru, ông Kim đã bị sa thải.

Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Syed Saddiq của Malaysia nhấn mạnh tham vọng của Malaysia không chỉ dừng lại ở cấp độ khu vực và bất kỳ thay đổi nào, dù khắc nghiệt đến đâu, cũng sẽ được tạo ra nếu như mọi thứ đi chệch mục tiêu ban đầu.

Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia Syed Saddiq sát sao với công tác đào tạo trẻ của bóng đá Malaysia và sẵn sàng tạo ra thay đổi. Ảnh: Malaysiatimes.

Tháng 10/2018, ông Syed Saddiq cũng từng đích thân tới thăm học viện hoành tráng này và nhận xét mục tiêu tạo ra các tài năng đang không được đảm bảo, đồng thời yêu cầu sự sát sao hơn nữa từ HLV và các cấp độ lãnh đạo.

Bóng đá trẻ ở Malaysia là vậy, đi liền với cơ sở vật chất hiện đại còn là sự quyết liệt, thậm chí có phần cực đoan trong công tác quản lý. Học viện Mokhtar Dahari đã bắt các đội bóng chơi theo sơ đồ 4-4-2 để đồng bộ hóa với những đội trẻ và ĐTQG.

Sự sát sao của những người chịu trách nhiệm phát triển bóng đá cũng chính là yếu tố quan trọng giúp người Malaysia thành công ở cấp độ trẻ.